Tôi đang phụ mẹ bán xúc xích nướng ven đường thì có một anh chàng đẹp trai đội mũ quét mã thanh toán. Anh ta lắc lắc điện thoại ra hiệu đã trả tiền.


Tôi mỉm cười gật đầu, nhưng ngay sau đó ánh mắt bỗng khựng lại, dừng trên cổ tay trắng trẻo nhô ra của anh ta.

Ở đó có một hình xăm nhỏ màu đen. Tôi nheo mắt lại, nhận ra ngay — là con chó Trần Văn.

Lúc này bạn anh ta đi tới, khoác vai anh giục: “Đi thôi Trần Văn, tới chỗ cũ.”

Nhưng Trần Văn lại không nghe lời, bước thêm hai bước về phía tôi, cúi người xuống nhìn thẳng vào mắt tôi. Trong chốc lát, anh ta nhận ra tôi, khẽ cười, đôi mắt cong cong như cánh hoa đào.

“Không phải là… bà chủ Đường sao?”

“………”

?

1.

Tôi giả vờ như không nhìn thấy anh ta, cúi đầu tiếp tục lật xúc xích.Trần Văn hoàn toàn không có ý định rời đi, nhìn tôi một lúc lâu mới mở miệng: “Thật không nhận ra được đấy.”

Tôi giơ kẹp lên chỉ vào anh ta: “Cút.”

Trần Văn cắn một miếng xúc xích trong tay, nhai hai cái rồi bắt đầu soi mói: “Bà chủ à, tay nghề cô tệ thật.”

Tôi bình tĩnh nhìn anh ta: “Giỏi thì lên mà làm.”

Nghe vậy, Trần Văn thật sự lên.

Anh ta vẫn ngậm cây xúc xích chưa ăn hết, má bên ấy phồng lên, rồi cầm lấy cái kẹp của tôi, cúi đầu liếc tôi một cái, vô cùng kiêu ngạo, còn mang theo chút khiêu khích.

“Chút nữa đông khách quá, cô đừng có mà ghen tị nhé.”

Tôi mặt không cảm xúc: “Nhà nước chắc sẽ tiếc nuối vì không lấy da mặt anh làm áo giáp chống đạn đấy.”

“Không phải không cho,” Trần Văn vừa lật xúc xích vừa cười, “là tôi không nỡ.”

Chưa đầy vài phút, đã có mấy cô gái đi tới, người dẫn đầu nhìn chằm chằm vào Trần Văn hỏi: “Anh ơi, cái này bao nhiêu một cây vậy?”

Trần Văn liếc tôi một cái đầy khiêu khích, rồi đáp: “Một tệ.”

Tôi vội vàng sửa lại: “Hai tệ, là hai tệ!”

Cô gái nghe xong, cười tít mắt nhìn Trần Văn nói:
“Vậy em lấy năm cây!”

Nhìn biểu cảm của cô ấy, ai không biết còn tưởng là muốn mua cả Trần Văn.

Trần Văn gật đầu, thoải mái xâu xúc xích đưa cô ấy, rồi liếc tôi một cái: “Có khách rồi, không thu tiền à?”

“………”

Tôi vội vàng đưa tay ra nhận.

Con phố này về đêm là nhộn nhịp nhất, nhiều sạp hàng bày bán khắp nơi, may mà mẹ tôi lanh lẹ, sớm chiếm được chỗ đẹp nhất. Trời càng tối, người đi chơi càng nhiều.

Nếu không có Trần Văn, chắc tôi đã không xoay sở kịp rồi. Mà nói thật, nếu không có anh ta, chắc cũng chẳng đông khách như vậy.

Cuộc hội thoại giữa tôi và anh ta cũng rất đơn giản:

“Trả lại tiền thừa.” “Đưa tôi xiên.” “Chậc, là năm cây cơ mà.”

Dần dần tôi nhận ra có điều gì đó không ổn, tình hình càng lúc càng khó kiểm soát.

“Tại sao lúc tôi bán thì số người mua đếm trên đầu ngón tay?” Tôi rốt cuộc không nhịn được mà thắc mắc.

Trần Văn ngồi xổm trên bậc thềm phía sau, kéo cổ áo phẩy phẩy cho mát, xương quai xanh cứ hiện ra từng đợt.

Nghe tôi nói, anh ta liếc nhìn tôi: “Cô tự mình không biết à?”

Tôi không đáp, thầm tính toán. Mẹ nói tiền bán hôm nay để tôi giữ làm tiền tiêu khi đi học, mà giờ tình hình phức tạp.
Nhờ “ơn” Trần Văn mà chưa đầy nửa tiếng đã kiếm hơn trăm tệ.

Nếu anh ta đòi chia đôi thì tôi chẳng còn lời lãi gì cả. Mà Trần Văn là người khôn ranh lắm.

Tôi còn đang lo lắng thì lại có người đến, lần này không phải mua xúc xích, mà là… xin số điện thoại.

Trần Văn từ chối người khác một cách tài tình và thuyết phục, một câu có thể khiến đối phương lập tức hết hứng thú.

Ví dụ như bây giờ:

“Được thôi, nhưng phải kết bạn với tài khoản phụ của tôi nhé,” Trần Văn cười khẽ, “Sợ bị bạn gái phát hiện.”

Vừa nói vừa lấy điện thoại ra.

Cô gái nghe xong, mặt liền biến sắc, quay người bỏ đi luôn, còn hình như lẩm bẩm một câu: “Ghê tởm.”

Tôi đứng bên cạnh, nhìn Trần Văn rồi hỏi: “Giờ trên đời này không còn ai khiến anh bận tâm nữa hả?”

Trần Văn cúi đầu lật xúc xích, khói mỏng bay lên từng làn, tản dần vào không trung. Trong con phố đông nghịt người này, khuôn mặt anh ta lại cứ nổi bần bật. Lúc đó, mặt anh chẳng có biểu cảm gì đặc biệt, chỉ buông nhẹ một câu: “Tôi không quen họ. Họ có bận tâm hay không cũng đâu quan trọng.”

Nghe tới đó, tôi lập tức nổi máu hóng chuyện, dí tiếp:“Vậy ai mới là người anh để tâm?”

Trần Văn dừng tay, kéo thấp vành mũ, nghiêng đầu nhìn tôi, mắt đen sâu thẳm đầy cuốn hút: “Là cô.”

Tôi như bị điện giật toàn thân.

“…Mẹ tôi tới.”

“……….”

2.

Và đúng là mẹ tôi tới thật.

Bà chạy cái xe ba bánh, đỗ cái kịch bên lề đường. Vừa thấy Trần Văn, mặt mẹ tươi như hoa: “Ơ, có cả Tiểu Văn à?”

Trần Văn ừ một tiếng, chỉ vào mớ xúc xích trước mặt, khẽ cong môi khoe thành tích:
“Đường Sa gọi cháu phụ. Cháu vừa bán được một nửa rồi, cũng không có gì ghê gớm đâu ạ.”

…Ủa ai khen anh bán giỏi chưa? Còn “không có gì ghê gớm” nữa? Giả trân thật sự.

Nhưng rõ ràng chiêu này có hiệu quả. Mẹ tôi cười đến nỗi mắt híp lại, da quanh mí mắt nhăn cả lên: “Vẫn là Tiểu Văn là biết giúp đỡ người ta.”

Trần Văn cúi đầu cười: “Thật mà, chuyện nhỏ thôi ạ.”

Tôi đứng bên cạnh, mặt không cảm xúc.

“Con tính đứng đó hoài hả?” Mẹ quay sang nhìn tôi, “Thật định để Tiểu Văn bán hết dùm con luôn à?”

Tôi nghẹn lời, đành im lặng giật lại cái kẹp từ tay Trần Văn.

Trần Văn phủi tay, nghiêng đầu nói với mẹ tôi: “Cháu còn có việc, cháu xin phép đi trước ạ.”

“Được được, cứ đi đi.”

Nói rồi anh ta để lại một câu “làm ăn cho đàng hoàng đấy nhé” rồi quay người rời đi.
Anh cao nên đi đâu cũng dễ nhận ra, mỗi cái bóng lưng thôi cũng khiến người ta phải ngoái nhìn.

Phía trước hình như đang có hoạt động gì đó, người đứng vây quanh xem đông nghẹt.
Trần Văn vừa chen vào được vài giây là đã mất hút trong đám đông.

Tôi cúi xuống nhìn đống tiền lẻ chồng cao ngất trên bàn, gật đầu hài lòng — được, anh này biết điều phết.

Lúc xúc xích trên vỉ còn vài cây lẻ tẻ, Giản Cầm từ đâu lao tới như bão cuốn.
Mái tóc mái trước trán bị gió thổi tung lên rồi rơi xuống lộn xộn, trông rất… lúng túng.

Tôi đưa cho nó một cây xúc xích: “Ăn không?”

Giản Cầm nhăn mặt, phẩy tay: “Ăn ăn ăn ăn cái đầu cậu ấy ăn! Tớ vừa thấy Trần Văn!”

Tôi nhướng mày, mặt ngu ra: “Thấy thì sao?”

“Nó á!” Giản Cầm như sắp bùng cháy, nói năng lộn xộn:“Nó đang đánh nhau với người ta kìa!”

Tôi khựng tay, bản năng rút điện thoại: “Tớ phải báo cho mẹ nó—”

Giản Cầm lập tức giật phắt điện thoại: “Cậu làm gì vậy hả?”

Xin lỗi, phản xạ tự nhiên ấy mà, suýt nữa bốc đồng. Tôi vuốt lại tóc, bình tĩnh lại rồi hỏi: “Cậu kể rõ coi, có chuyện gì?”

“Thì… thật ra không hẳn là đánh nhau.” Giản Cầm trông có vẻ khó nói, “Nó đang… vật tay với một tên khác. Vì một cô gái.”

…Cô gái?

Tôi trợn mắt ngạc nhiên: “Chơi lớn dữ vậy?”

“Đúng!” Giản Cầm gật đầu lia lịa.

Tôi vừa thu dọn quầy vừa lẩm bẩm: “Thế thì phải đi coi thử mới được.”

Đùa à, chuyện liên quan tới Trần Văn mà bỏ qua thì mất vui quá!

Tôi đẩy xe đi theo sau Giản Cầm tới chỗ tụ tập. Người bu quanh xem rất đông, tôi đậu xe vào một góc an toàn rồi len lỏi vào giữa đám đông.

Đúng là náo nhiệt thật. Một cái lều dựng tạm, dưới lều là hai cái bàn ghép lại, dưới bàn thì la liệt chai bia rỗng.

Trần Văn đang ngồi đối diện với một người đàn ông khác, hai người đối mặt nhau, khí thế căng như dây đàn. Bên cạnh Trần Văn là một cô gái — tôi không quen.

Trần Văn lúc này trông rất lạnh lùng, kiểu biểu cảm mà cực hiếm khi thấy ở anh ta.

Tôi hít một hơi thật sâu, trong lòng hơi hồi hộp, kiểu như sắp xem một trận chung kết.

“Trận cuối cùng.” Người đối diện lên tiếng. B ap cai d ang yeu

Trần Văn khẽ cong môi: “Rồi, chơi.”

Cô gái bên cạnh hình như định ngăn lại, nhưng Trần Văn không quan tâm.

Tim tôi đập nhanh hơn mấy nhịp. Tôi quay sang đập nhẹ vai một người đứng xem gần đó:

“Anh gì ơi, anh có muốn… mua một cây xúc xích nóng hổi ăn cho tăng sức hóng không?”

3

Cô gái kia ngớ người vài giây: “Bạn là ai thế?”

Tôi cười hề hề: “Người bán xúc xích nè. Cậu ăn không?”

“Bao nhiêu một cây?” – cô ta trông có vẻ hào hứng.

Tôi xoa tay, giơ hai ngón: “Hai đồng một cây, nhưng giờ đang khuyến mãi đặc biệt, hai đồng hai cây luôn.”

Bên cạnh, Giản Cầm trợn mắt chửi thẳng: “Cậu bị điên à, tỉnh táo lại đi!”

Không, tôi cực kỳ tỉnh táo luôn. Tôi chắc chắn là hết kịch để coi rồi. Cùng lắm họ vật tay xong, người thì đi, người thì ở lại. Trần Văn thì làm màn anh hùng cứu mỹ nhân thành công, từ đó được cả rổ trái tim.

Mà tại sao lại thành công? Bởi vì tôi quá hiểu Trần Văn rồi. Người khác là “làm màu”, còn Trần Văn là… có “màu để làm”.

Tôi vẫn nhớ hồi cấp 3 có năm, Trần Văn đi học thêm về trễ. Trời lạnh mà nó chỉ khoác cái áo hoodie mỏng, kéo mũ lên trùm đầu. Mặt Trần Văn nhỏ, kiểu V-line chuẩn chỉnh mà con gái nhìn còn phát ghen, nên cái mũ ấy che gần hết mặt.

Tôi cúi xuống kiếm mắt nó: “Giữa đêm đi dọa người ta hả?”

Nó quay nhẹ đầu, ho khẽ một tiếng: “Dọa cậu.”

Tôi lập tức cảm thấy sai sai: “Trần Văn, cậu lại lén làm chuyện gì mờ ám sau lưng ai đúng không?”

Trần Văn lưỡng lự hai giây: “Cậu đừng nói với mẹ tớ.”

Tôi nghiêm túc, giọng chính nghĩa: “Nếu cậu thật sự làm điều xấu, tớ chắc chắn sẽ khai.”